66 Thuật ngữ du học thường gặp – Du học sinh nào cũng cần biết

66 Thuật ngữ du học thường gặp – Du học sinh nào cũng cần biết

Nếu bạn tìm kiếm thông tin du học trên các website nước ngoài - ắt hẳn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Chuyên trang Edu.Hoteljob.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ du học phổ biến nhất.

► 66 Thuật ngữ du học thường gặp

STT

Thuật ngữ du học

Ý nghĩa

1

Academic year

  • Năm học – thời gian học chính thức, thường từ tháng 8,9 năm này đến tháng tháng 5, 6 năm sau. Mỗi năm học có thể chia thành: 2, 3 hoặc 4 học kỳ.

2

Coed

  • Dành cho cả 2 giới – Trường Đại học, Cao đẳng/ khu ký túc xá dành cho cả nam và nữ.

3

College

  • Trường cao đẳng hoặc dùng để chỉ 1 bộ phận của trường Đại học, ví dụ - College of Business (Trường Kinh doanh)

4

College catalog

  • Tài liệu giới thiệu về trường - ấn phẩm cung cấp các thông tin về chương trình học, cơ sở vật chất, yêu cầu nhập học…

5

Condition Admission

  • Tiếp nhận có điều kiện – Trường ĐH hay CĐ yêu cầu sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoặc hoàn thành bài tập trước khi ghi danh xin học

6

Core Requirementes

  • Những môn học bắt buộc

7

Course load

  • Khối lượng chương trình – số lượng tín chỉ hay khóa học phải học trong 1 học kỳ nhất định

8

Credits

  • Tín chỉ - là “đơn vị” để các trường quy định khối lượng học phần hay ghi nhận việc hoàn thành chương trình học của sinh viên

9

Grade Point Average (GPA)

  • Điểm trung bình

10

Advance registration

  • Đăng ký trước – Thủ tục chọn lớp trước các sinh viên khác

11

Prerequisite

  • Điều kiện cần – Khóa học hay chương trình sinh viên cần hoàn thành để được phép đăng ký ở trình độ cao hơn

12

Add/ Drop

  • Thêm/ bớt buổi học – 1 thủ tục đầu học kỳ, sinh viên có thể thêm hoặc bớt buổi học với sự cho phép của giảng viên

13

Academic adviser

  • Cố vấn học tập – là giảng viên tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập

14

Affidavit of support

  • Cam kết hỗ trợ - Văn bản của cá nhân hay tổ chức cam kết cấp tài trợ

15

Assistantship

  • Học bổng trợ giảng – học bổng hỗ trợ tài chính được trả cho nghiên cứu sinh làm công tác trợ giảng/ trông phòng nghiên cứu hay thực hiện nghiên cứu như một trợ lý nghiên cứu.

16

Audit

  • Dự thính – lớp học chỉ để lấy bằng sau này, không có trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

17

Accreditation

  • Kiểm định – Là việc công nhận chất lượng của các trường ĐH – CĐ do các cơ quan/ hiệp hội chuyên ngành chứng nhận.

18

Bachelor’s degree

  • Bằng cử nhân – cấp cho sinh viên hoàn thành chương trình học bậc Đại học

19

Baccalaureate degree

  • Bằng cử nhân – cấp cho hầu hết sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ ở Mỹ

20

Class rank

  • Xếp loại trong lớp – là con số/ tỷ lệ cho biết vị trí của 1 sinh viên so với cả lớp vào cuối học kỳ hoặc năm học. (1 lớp học có 50 sinh viên, sinh viên đứng nhất lớp được xếp hạng 1/50 – tương tự sinh viên đứng cuối xếp hạng 50/50)

21

Campus

  • Khu học hiệu – là các khu nhà A, B,C… của nhà trường

22

Dean

  • Trưởng khoa – người có thẩm quyền cao nhất 1 khoa thuộc trường Đại học.

23

Electives

  • Môn học tự chọn

24

English as a Second Language (ESL)

  • Tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 2 – khóa học dạy tiếng Anh cho sinh viên sử dụng tiếng anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ

25

Faculty

  • Đội ngũ giáo viên – Giáo viên bộ phận giảng dạy và bộ phận hành chính hoạch định kế hoạch giảng dạy của nhà trường

26

Extracurricular activities

  • Hoạt động ngoại khóa

27

Tuition

  • Học phí – tính theo năm học hoặc số tín chỉ

28

Fees

  • Lệ phí – số tiền sinh viên phải nộp ngoài học phí, trang trải cho các dịch vụ của nhà trường

29

Scholarship

  • Học bổng – hình thức trợ cấp tài chính trao cho sinh viên bậc Đại học, dưới dạng miễn học phí hoặc các lệ phí khác.

30

Financial aid

  • Hỗ trợ tài chính – các khoản vay hay chương trình vừa học vừa làm giúp sinh viên trang trải học phí, lệ phí, chi phí sinh hoạt.

31

Incomplete

  • Nợ môn – sinh viên không đạt điểm số tối thiểu của 1 môn học

32

Independent study

  • Nghiên cứu độc lập – bài tập thực hiện ngoài bối cảnh lớp học do mỗi sinh viên thực hiện

33

Freshman

  • Sinh viên năm đầu

34

Sophomore

  • Sinh viên năm thứ hai

35

Junior

  • Sinh viên năm thứ 3

36

Senior

  • Sinh viên năm cuối

37

Graduate

  • Sinh viên tốt nghiệp

38

Special student

  • Sinh viên đặc biệt

39

Internship

  • Thực tập sinh – sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để thực hành kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm làm việc

40

Lecture

  • Thuyết giảng – phương pháp dạy học phổ biến trong các trường ĐH, CĐ; giảng viên trình bày bài giảng trước lớp học từ vài chục đến hàng trăm sinh viên

41

Liberal arts

  • Các môn khoa học tự nhiên và xã hội

42

Major

  • Chuyên ngành chính

43

Minor

  • Chuyên ngành phụ

44

Major professor

  • Giáo viên môn chuyên ngành

45

Midterm exam

  • Thi giữa kỳ

46

Nonresident

  • Người phi cư trú – Sinh viên không đáp ứng yêu cầu cư trú của bang/ quốc gia; mức học phí với sinh viên phi cư trú thường cao hơn sinh viên cư trú.

47

Part-time student

  • Sinh viên hệ phi chính quy

48

Placement test

  • Kiểm tra trình độ đầu vào

49

Teaching assistant (TA)

  • Trợ giảng viên – sinh viên cao học làm trợ giảng cho giáo viên bậc Đại theo chuyên môn của mình

50

Thesis

  • Luận văn – là văn bản nghiên cứu do sinh viên đang học Đại học để lấy bằng cử nhân hoặc thạc sĩ thực hiện vào kỳ học cuối cùng

51

Drop

  • Dừng học

52

Withdrawal

  • Rút lui – sinh viên ngừng học hoặc rời khỏi trường

53

Culture shock

  • Cú sốc văn hóa – những cú sốc về mặt tinh thần của sinh viên khi thích nghi nghi với nền văn hóa mới

54

Reverse culture shock

  • Cú sốc văn hóa ngược – cú sốc sinh viên gặp phải khi về nước sau thời gian sinh sống ở nước ngoài

55

Zip code

  • Mã vùng điện thoại

56

Social security number

  • Số an ninh xã hội – cấp cho người có tham gia hệ thống an sinh xã hội

57

Bulletin

  • Tập san - ấn phẩm do các trường xuất bản hàng năm, thông tin về các ngành học…

58

Dormitories

  • Ký túc xá - khu nhà ở dành cho sinh viên nằm trong khuôn viên các trường CĐ, ĐH

59

Resident assistant (RA)

  • Nhân viên ký túc xá – người phụ trách theo dõi hoạt động ký túc xá sinh viên, là người đầu tiên sinh viên tiếp xúc khi gặp vấn đề có thắc mắc gì.

60

Internal Revenue Service (IRS)

  • Dịch vụ thu nhập nội bộ - cơ quan giám sát việc thu thuế thu nhập

61

International student adviser (ISA)

  • Tư vấn sinh viên quốc tế - người phụ trách cung cấp thông tin, hướng dẫn sinh viên quốc tế các quy định của chính phủ về thị thực, pháp lý, bảo hiểm, học tập, chỗ ở, đi lại…

62

Maintenance

  • Chi phí tối thiểu – gồm ăn ở, sách vở, quần áo, đi lại…

63

Master’s degree

  • Bằng thạc sĩ

64

Dissertation

  • Luận án – luận văn tốt nghiệp để lấy bằng Tiến sĩ

65

Doctorate

  • Bằng tiến sĩ – Ph.D

66

Postdoctorate

  • Học trên tiến sĩ – dành cho người đã có bằng Tiến sĩ Ph.D

(Nguồn sách If you want to STUDY in the UNITED STATES – NXB Thanh Niên)


Trên đây là danh sách thuật ngữ du học thường gặp – mong rằng sẽ giúp các bạn mong muốn đi du học nước ngoài hiểu được đầy đủ và chính xác nội dung được đăng tải trên website của các trường Đại học quốc tế.

Ms. Smile